Thứ Hai, 4 tháng 5, 2009

苹果 - Lost in Beijing - Lạc Lối Ở Bắc Kinh






Lost In Beijing có lẽ là một trong những bộ phim đáng chú ý nhất của điện ảnh Trung Quốc đương đại, dù được nhìn ở phương diện một tác phẩm điện ảnh đơn thuần hoặc cả ở góc độ những chuyện bên lề về một sản phẩm văn hoá - khi tiếp cận công chúng của mình...

Có tựa gốc là Ping Guo (Bình quả/quả táo/apple), bộ phim được đổi tên là Lost In Beijing (Lạc lối ở Bắc Kinh) khi trình chiếu lần đầu tiên tại LHP Quốc tế Berlin 2007. Cho dẫu bộ phim không đoạt được chiến thắng khi tranh cử giải Gấu Vàng tại LHP danh giá này, với nữ đạo diễn trẻ Yu Li (Lý Ngọc, sinh năm 1973) đây vẫn là một thành công tiếp nối, sau sự khẳng định tài năng từ bộ phim Dam Street (năm 2005) tại LHP Quốc tế Venice 2005.

Câu chuyện phim là sự miêu tả khá sắc nét xã hội thu nhỏ của một Trung quốc đương đại, với cái nhìn trực diện về đời sống thị thành ồn ã – thủ đô Bắc Kinh, nơi có dân số 17.430.000 người (năm 2007).

Cuộc sống của đôi vợ chồng nhập cư Lưu Bình Quả (Bingbing Fan/Phạm Băng Băng thủ vai) và An Khôn (Dawei Tong/Đồng Đại Vi) không còn yên ả nữa, khi trong một cơn say tại tiệm massage nơi mình đang làm việc, Lưu Bình Quả đã bị ông chủ tiệm Lâm Đông (Tony Leung Ka Fai/Lương Gia Huy) cưỡng hiếp, trong sự chứng kiến của người chồng An Khôn (khi anh này đang đu mình vắt vẻo lau chùi cửa kính toà cao ốc nơi đó).

Sau cái ngày nghiệt ngã ấy, Lưu Bình Quả có thai và không biết đứa con trong bụng là của chồng hay của ông chủ. Khi cơn sốc tạm trôi qua, An Khôn bắt đầu nghĩ cách trả thù và tống tiền ông chủ, bằng một hợp đồng giao dịch về đứa con tương lai ấy – giữa hai người đàn ông. Sự mặc cả này cũng mặc nhiên phá nát cuộc hôn nhân giữa Lâm Đông và vợ mình là Hoàng Mai (Elaine Jin/ Kim Yến Linh), dẫn đến một quan hệ mới phát sinh giữa người phụ nữ trung niên Hoàng Mai và chàng trai trẻ An Khôn – như một cuộc trả thù vòng tròn. Nó cũng tạo nên một cuộc đối đầu khác trong mối quan hệ nơi hai người vợ của hai người đàn ông này – vừa là thủ phạm đồng thời cũng là nạn nhân của chính mình, khi mang hôn nhân ra đánh cược…

Với câu chuyện phim chồng chéo đến phức hợp như thế, nữ đạo diễn Lý Ngọc đã chọn cách hướng câu chuyện vào motip “từ tình dục đến tình yêu” để khai thác các nhân vật theo nhiều góc khuất tâm lý.

Trong Lost in Beijing, người xem có thể bắt gặp nhiều ứng xử vừa rất bản năng lại không kém phần tinh tế đến nữ tính, trong các lần va chạm và tạo nên xung đột kịch tính giữa các nhân vật của phim. Điểm đột phá nhất, và cũng dễ gây tranh cãi nhất là cảnh mấu chốt cho sự phát triển của đường dây câu chuyện, chính là cảnh “quan hệ” giữa ông chủ Lâm Đông và cô nhân viên Lưu Bình Quả. Về mặt tâm lý, có thể thấy đoạn này khá gây sốc với nhiều cung bậc tình cảm khó phân định giữa hai nhân vật; nhưng lại tương đối “kín” hình ảnh, chỉ “lộ thể” khi thật sự cần thiết để kết cảnh. Nó khác hẳn với trường đoạn trước đó, hình ảnh phim trần trụi như thật khi miêu tả cảnh luyến ái giữa đôi diễn viên – “vợ chồng” trên phim.

Hẳn nhiên, sự “dụng công” dàn dựng này là có chủ đích của người nữ đạo diễn, phần nào đó cho thấy ý thức tiết chế về cảnh “nhạy cảm” khi bắt buộc phải hiện diện trên phim. Ngay cả việc tái tạo không khí thị thành của Bắc Kinh – bối cảnh phim – để phù hợp và tương thích với phạm vi câu chuyện, Lý Ngọc vẫn chỉ chọn lựa những khung hình hẹp của các đường phố, đôi khi còn vương đầy sự nhếch nhác. Rồi cả những sòng bạc, tiệm massage ô hợp… Nó vốn dĩ là một sự thật của cuộc sống, ở đâu và bao giờ cũng có. Không cần lấp liếm, che đậy. Lẽ đương nhiên, không thể thiếu hình ảnh về quảng trường Thiên An Môn – điểm nhấn đặc trưng của Bắc Kinh, Trung Quốc – cũng là cột mốc xác định bối cảnh chính cho phim. Để hình ảnh thể hiện mang tính chân thực và thuyết phục cao, phim đã được thực hiện ghi hình với rất nhiều cú máy quay cầm tay, đôi khi là sự chập chờn chao đảo cố tình – theo cảm xúc của nhân vật.

CHÚ Ý : Bấm Vào Chữ Next - Part 2 phía bên phải để xem tiếp tập 2,3,4,5 nhé




Được Copy Từ: http://quannhalacon.blogspot.com


Click: Tìm Là Có - Ngó Là Mua - Vừa Là Bán

 




Part 1: http://www.megaupload.com/?d=V42C2W39
Part 2: http://www.megaupload.com/?d=LRE1AAYQ
Part 3: http://www.megaupload.com/?d=E1L91ZKI
Part 4: http://www.megaupload.com/?d=RFW7P6RW
Part 5: http://www.megaupload.com/?d=B36PBMJ2
Part 6: http://www.megaupload.com/?d=XU1RUCXP
Part 7: http://www.megaupload.com/?d=2N6IB2XO
Part 8: http://www.megaupload.com/?d=C55NRZ4M