Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

Bánh Bao Chỉ



Mô tả:
Bánh bao chỉ không phải là món bánh dân tộc VN. Đó là một loại bánh ngọt của người Hoa và đúng như các bạn đã thắc mắc - một số người miền Bắc VN gọi bánh bao chỉ là bánh bột - tuy vậy nó rất quen thuộc với đa số trẻ em VN ở thành phố nói riêng. Người ta hay bán dạo bánh bao chỉ chứa trong những cái thùng kiếng cột chặt trên yên sau một chiếc xe đạp đậu trước cổng trường cấp 1, cấp 2... cạnh những hàng quà vặt như cóc ổi, xi-rô đá nhận v.v...
Tuy gọi là bánh bao chỉ nhưng nó chẳng "bà con" gì với bánh bao mặn nhân thịt. Bánh bao chỉ là loại bánh làm bằng bột nếp vo tròn lớn hơn cỡ ngón tay cái người lớn, mềm nhũn và nhân bánh thường chỉ là một chút dừa nạo trộn đường hoặc là đậu xanh, đậu đỏ tán nhuyễn mà người bán thường dùng phẩm màu chấm những vết tròn xanh đỏ nho nhỏ lên bánh để phân biệt từng loại nhân. Nhưng vào mùa bánh Trung thu thì người ta có thể thấy bánh bao chỉ "lên đời" để được nằm ở vị trí sang trọng hơn, tuy chỉ chiếm một chỗ nhỏ nhoi nhưng cũng sát bên cạnh những cái bánh nướng, bánh dẻo to lớn, sang trọng trong những tủ kính bóng lộn, sáng rực đèn đuốc. Và cũng dịp này, có ai thích ngẫm nghĩ chuyện bánh trái thì có thể cho rằng "chú nhóc" bánh bao chỉ này là đàn em xa lắc xa lơ của bánh dẻo nếu không muốn nói một cách tội nghiệp là một phó sản của bánh dẻo! Nhưng thật ra, bánh bao chỉ có vị trí rất ư là "chiến thuật" trong mùa bánh Trung thu.
Vào dịp Tết Trung thu, ở Sài Gòn năm bảy chục năm trước - cái thời mà những tên tuổi sản xuất bánh Trung thu hàng đại gia như Soái Kình Lâm, Đông Hưng Viên, Đồng Khánh... vẫn còn sản xuất bánh bằng khuôn gỗ, ép vỗ ra từng cái bánh bằng tay chứ không phải ép bằng khuôn máy hiện đại như bây giờ - thì vẫn còn có những thương hiệu bánh Trung thu khác, thuộc hàng "tiểu tốt" hơn với những cái tên như Tố Nga, Thanh Long, Ngọc Nữ... hoặc "ăn theo" một cách lộ liễu như Tân Đồng Khánh, Kinh Lâm v.v... mà "cơ ngơi" suốt mùa bánh của họ chỉ là một mặt tiền nho nhỏ bày vài cái tủ kiếng để bánh. Nhưng chính những thương hiệu bánh sản xuất có tính gia đình này đã làm "sống sót" cái "anh chàng" bánh bao chỉ từ đời này qua đời khác.
Bánh Trung thu là công nghệ kinh doanh một đồng vốn, hai ba đồng lời... chứ không "vô tư" gì mà đến tháng Tám là người ta đổ xô làm bánh Trung thu. Còn bánh bao chỉ ư? Khi làm bánh dẻo chỉ cần lấy "dư'" ra vài kí bột khảo, nhồi với nước lọc rồi tận dụng chút nhân thừa của bánh nướng, bánh dẻo như ít nhân thập cẩm, chút bột đậu xanh tán, chút dừa nạo... là người ta có thể làm ra hàng trăm cái bánh bao chỉ trong một hai tiếng đồng hồ. Vào thời điểm 2004, ở Sài Gòn một cái bánh dẻo tùy nhân bánh và cỡ bánh lớn nhỏ có giá khoảng 16.000 đến 100.000 đồng VN thì một cái bánh bao chỉ giá không đổi là... 1.000 đồng!
Khách đến mua chừng một hộp 4 cái bánh nướng, bánh dẻo mà có trẻ em đi theo là chắc chắn sẽ được người bán dúi thêm cho vị khách nhi đồng này một hai cái bánh bao chỉ đựng trong một cái bao nylon đàng hoàng, hàng "khuyến mãi" mà. Và tuy gọi là là Tết nhi đồng nhưng chưa chắc gì một số trẻ em được nếm những cái bánh nướng bánh dẻo đắt tiền. Chỉ vì nhiều bậc bố mẹ có thể mua bánh Trung thu chỉ để mang đi biếu xén cho ai đó với nhiều mục đích khác nhau. Vậy thì sau khi đứng chắp tay sau mông, ngắm nghía say mê và hít hà chán chê những hàng bánh nướng, bánh dẻo đẹp đẽ, hấp dẫn... em bé bèn chạy về nhà mè nheo: mẹ ơi cho con một ngàn mua cái bánh rẻ rẻ này nè! Và cha mẹ nào không động lòng khi thấy con mình thèm thuồng một món ăn như vậy. Thôi thì lựa cái bánh nướng, bánh dẻo nào rẻ tiền nhất mua cho con một cái. Đó không phải là một nghệ thuật kinh doanh của người Hoa sao?
Trên chỉ là một nét thành hình và tiêu thụ của loại bánh bao chỉ để bạn đọc tham khảo giải trí cho vui còn việc chính là các bạn muốn làm được loại bánh này. Thực sự để làm được loại bánh trái nào cũng vậy, luôn luôn cần phải có những kinh nghiệm thực tế tối thiểu trong những thao tác cơ bản như rây bột, nhồi bột, quan sát độ mịn, độ sệt v.v... Trong khi mình không hề biết bạn nào đã có kinh nghiệm và bạn nào chưa hề biết động tay động chân làm thử một cái bánh ngọt coi nó ra sao thì phần hướng dẫn hàm thụ bằng văn bảng lúc nào cũng chỉ có tính tham khảo.
Chuyên mục VHAT còn có nhiều hạn chế nhất là với những hỏi đáp có tính chuyên môn cao như các loại bánh ngọt. Nếu có thời giờ và thực sự muốn học hỏi thì các bạn ở nước ngoài nên xem xem lại những chương trình hướng dẫn các loại bánh mặn ngọt bằng VCD hay DVD. Cho dù đó là những loại bánh trái nước ngoài, khi tiếp thu, bạn cũng sẽ tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm để so sánh, nhận xét khi học hỏi những món bánh trái dân tộc VN.

Chuẩn Bị:

1. Bột làm bánh:

Là loại bột xay ra từ nếp rang chín, còn có tên VN là bột khảo. Người ta rang nếp trong những cái nồi tròn bằng kim loại dày với nguồn nhiệt đủ làm cho hột nếp khi chín còn ở màu trắng chứ không vàng, sau đó đem xay cho mịn ở mức độ nếu để trên lòng bàn tay một nhúm nhỏ và thổi nhẹ là bột bay đi hết hoặc cho một ít vào ly nước, bột sẽ hòa tan hoàn toàn trong nước rồi sau đó mới lắng xuống đáy ly. Và để trả lời cho bạn Khanh Ngoc đã "cằn nhằn" làm sao để có bột khảo thì bạn hãy thử dùng một cái máy rang xay cà phê kiểu dùng trong gia đình xem sao.
Dĩ nhiên đó phải là máy mới chưa qua sử dụng lần nào. Vo nếp cho sạch, phơi trải cho đến khi khô ráo hột nếp hoàn toàn, cho vào máy với số luợng cho phép, rồi mở máy vận hành với nhiệt độ rang và mức độ xay mịn ở mức đạt những yêu cầu như đã nêu trên là bạn sẽ có bột khảo.

2. Nhân bánh:
Các bạn có thể làm nhân bánh bao chỉ với hai loại căn bản như sau.
- Nhân đậu xanh hoặc đậu đỏ: 200gr đậu xanh cà đã sạch vỏ, nấu chín như nấu cơm, trong khi còn nóng ấm dùng chày cối hoặc máy xay cắt có dao hình chữ S làm mịn nhuyễn; 100gr đường. Cho đường và đậu xanh tán mịn lên bếp, nhỏ lửa, đảo đều tay cho đến khi thấy đậu đặc lại là được.
- Nhân dừa nạo: 300gr dừa nạo; 200gr đường nấu với chừng 100gr nước vừa đủ cho tan đường. Cho dừa và nước đường lên bếp, nhỏ lửa, đảo đều tay cho đến khi thấy dừa khô lại, rắc vào chừng 2 hay 3 muỗng bột khảo, trộn đều để nhân có thể dễ dàng kết dính với nhau.
- Nhân các loại khác: Ngoài ra nếu có sẵn các loại đồ ngọt như mứt bí, mứt thơm, mứt mận cắt dạng hột lựu.thì tùy thích sử dụng, một cái bánh chỉ cần một ít để làm nhân.

3. Dụng cụ làm bánh:
Khay, mâm sạch; muỗng đánh bột chuyên dùng hoặc máy đánh trứng có thố và muỗng đánh cũng được; những miếng nhựa dẻo mỏng (hoặc bằng kim loại mềm) có kích cỡ chừng 20x8cm chuyên dùng để nhào hay xắn bột; rây kim loại số nhỏ nhất. Hũ, thố thũy tinh miệng rộng, sạch để chứa bánh. Nếu bạn nào có chứng ra mồi hôi tay nên măng găng cao su mỏng khi làm bánh.

Cách làm:
Nên tập từng ít một với chừng 150gr bột khảo; 150gr nước lọc nguội; nếu thích, cho vào nước lọc vài giọt tinh dầu hoa bưởi.
- Cho 50gr bột vào một cái tô hoặc thố của máy đánh trứng, châm nước vào từ từ, mở máy ở số nhẹ nhất hoặc đánh bằng tay thì dùng muỗng chuyên dùng khuấy đều tay, vừa châm nước vừa đánh bột thật nhuyễn mịn cho đến khi thành một khối nhão ướt như hồ và hoàn toàn không bị bột lợn cợn đóng óc trâu (óc trâu là một từ hay dùng của bếp VN để chỉ hiện tượng trong một hỗn hợp có bột mà bột không tan hoàn toàn, còn ở dạng lợn cợn những hột nhỏ thì hỗn hợp đó được gọi là bị đóng óc trâu). Số lượng nước dùng có thể hết 150gr hoặc không, điều này tùy thuộc vào chất lượng bột nở ít nhiều. (Xem hình minh hoạ)
- Rắc ít bột khô thành một lớp mỏng đều lên mặt mâm hoặc khay để khỏi dính (tiếng hay dùng của bếp VN chỉ cho việc này là "áo bột"). Đổ phần bột hồ vừa khuấy xong lên lớp bột áo, một tay nắm miếng nhựa mỏng để nhồi bột, tay kia rắc từng ít bột khô một vào khối bột hồ, rắc đến đâu tay cầm miếng nhựa nhồi cho kỷ, đều tay và liên tục đến đó, phải nhồi cho phần bột khô tan đều hết vào trong khối bột nhão, từ từ khối bột nhão sẽ đầy lên và dẻo lại ở dạng mềm nhũn là được. Số lượng bột rắc thêm vào sẽ trong khoảng 40 - 60gr hoặc hơn kém chút ít, điều này tùy vào chất lượng bột nở ít nhiều chứ không thể nói chính xác là bao nhiêu.

5. Thử bánh:
Ngắt một cục bột nhỏ bằng đầu ngón tay cái, khi ngắt ra thấy bên trong chỉ còn hơi ướt và bột phải mịn đều, vo tròn lại, khi vo khối bột phải nhanh chóng liền lạc chứ không bị tách ra, lăn bánh vào bột khô để bên ngoài bánh khô ráo hoàn toàn, để lên mặt bàn thấy khối bột đang từ hình tròn nhũn xuống thành hơi dẹp, nhấn tay vào thấy mềm lún xuống, để qua mươi phút, bột sẽ nở ra nữa nhưng vẫn mềm nhũn và vẫn ở dạng khối là đã nhồi bánh đạt yêu cầu. Việc thử bánh này và số lượng gam bột dành cho các bạn mới tập làm, nếu đã quen tay và có kinh nghiệm nhìn bột thì mỗi khi làm có thể nhồi một số bột nhiều hơn. Nếu bánh bị chai là do thêm bột quá nhiều hoặc không nhồi đều tay, nên bỏ đi và tập làm lại để tự rút kinh nghiệm.
6. Bắt bánh và bảo quản bánh:

- Cho vào hũ, thố một lớp bột khô chừng 1 - 2 phân.
- Tùy ý chọn loại nhân, ngắt ít bột cho đều tay, nặn mỏng ra, cho vào khoảng ½ muỗng cà phê nhân dừa, đậu. hoặc một viên nhỏ mứt bí, mứt thơm... vo tròn lại cho chặt tay, viên bánh bao thường chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái một chút, thả bánh vào hũ bột, khi bánh bỏ vào được một lớp lại rắc ít bột khô phủ lên bánh, cho đến lớp bánh sau cùng vẫn phủ bột chi kín. Mỗi khi ăn dùng kẹp gắp bánh ra và rủ cho phần bột bám ngoài rơi hết. Bánh bao chỉ chỉ là bột nhồi với nước cho nên không để lâu được, chỉ làm ăn trong ngày.

Nguồn: nguoivienxu@vasc.com.vn

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Truyện tranh hài THỦY HỬ


Bộ truyên tranh này do tác giả Thái Chí Trung vẽ rất vui, bộ truyện sẽ đi suốt theo lịch sử nhưng lại mang giá trị hiện đại, sự pha trộn của lịch sử và hiện đại của truyện sẽ mang lại cho bạn một cảm giác mới lạ khi đọc. Ngoài ra tác giả còn rất nhiều tác phẩm hay hơn nữa như là: Tây du ký, thanh xà bạch xà, v.v...

Download

Thêm số 00 vào chỗ thích hợp



Giải pháp:


Ưu điểm:
Chương trình rất nhỏ gọn trong 30k.
Bạn chỉ cần chọn theo tên như hình (click và nhấn Enter), cực kì đơn giản, đến khi tên file cần đổi cho đến hết thì ta chỉ việc nhấn mũi tên xuống và enter rồi mũi tên xuống và enter đến khi hết file.

Khuyết điểm:
Bị lỗi khi đổi tên x0x với x là một số bất kì( 101 ->109, 201 ->209). chương trình sẽ cho ra 1001->1009, v.v...
Chỉ đổi chính xác khi tên file có dạng:
tên ổ đĩa:\đường dẫn bất kì\tên gì đó-số.phần mở rộng
tên ổ đĩa:\đường dẫn bất kì\tên gì đó_số.phần mở rộng
tên ổ đĩa:\đường dẫn bất kì\tên gì đó số.phần mở rộng
tên ổ đĩa:\đường dẫn bất kì\số.phần mở rộng
He he, tác giả làm chơi cho vui thôi, vì thằng Shing nó không chuyên lập trình.
Download
http://www.mediafire.com/?tbzmn5mnrml

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Truyền thuyết hoàng kim thú - Truyện tranh khó kiếm



Thông tin:
Tác giả: Sawada Hajime
Nguyên Bản: Nhật
Năm xuất Bản: 1992
Tựa tên gốc: Matools no Ketsuzoku - Blood of Matools - マトゥルスの血族
Số tập: 6
Bản quyền: oui
Do tác giả người Pháp nick < Ki-oon > biên dịch lại.

Link Megaupload

Blood Mattols Tome 001 : MU


Blood Mattols Tome 002 : MU

Blood Mattols Tome 003 : MU

Blood Mattols Tome 004 : MU

Blood Mattols Tome 005 : MU

Blood Mattols Tome 006 : MU